Trang Web học đàn guitar Guitarpro- hd Vietguitar_FB
Việt giải trí VN Mylife Viet Videos Hocdan.com Nhạc lý cơ bản
Việt giải trí VN Mylife Viet Videos Hocdan.com Nhạc lý cơ bản
(Click vào để tải tài liêu)
Video hướng dẫn học đàn
HD Nồng nàn Hà Nội-Quạt Chả-Ứng dụng
Đệm hát Slow Surf-Chinh day dan Điêu Surf Viet Videos
Lên dây đàn online Cách đánh điệu Blue Nhạc có nốt
Bốn vòng hòa âm
Giấc mơ trưa- Guitarcover by Ngọc Trương
Đêm năm mơ phố Đêm nằm mơ phố-Guitar Idol
Đệm hát Slow Surf-Chinh day dan Điêu Surf Viet Videos
Lên dây đàn online Cách đánh điệu Blue Nhạc có nốt
Bốn vòng hòa âm
Giấc mơ trưa- Guitarcover by Ngọc Trương
Đêm năm mơ phố Đêm nằm mơ phố-Guitar Idol
Hát cho màn đêm Quạt chả Rock Ballad-Rải Surf
Hát cho màn đêm cover-Rock ballad Người ấy
Hát cho màn đêm cover 2 Vì yêu-Surf
Ai cung có ngày xưa cover Quê nhà - Guitar Idol
Nơi thời gain ngừng lại
CÁCH ĐẶT HỢP ÂM Hát cho màn đêm cover-Rock ballad Người ấy
Hát cho màn đêm cover 2 Vì yêu-Surf
Ai cung có ngày xưa cover Quê nhà - Guitar Idol
Nơi thời gain ngừng lại
Đối với những người mới tập đàn có thể chơi hòa âm (ghita, keyboard...) việc tim đặt hợp âm là một trong những thách thức không nhỏ khi muốn chinh phục cây đàn đó; với người đã thành thạo thì việc tìm ra những vòng hòa thanh mới lạ, hấp dẫn, có tính thuyết phục cũng như đặt dấu ấn cho chính mình. Loạt bài viết được sưu tầm và có chỉnh sửa sau đây không dám chắc có thể giúp các bạn có được những bản hòa thanh có chất lượng,nhưng nếu các bạn cố gắng có thể giúp các bạn vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu trong việc ghi hợp âm, và dần dần tiến tới làm chủ cây đàn của mình. Hòa âm căn bản của một bài hát là các hợp âm. Do đó các bạn phải thuộc lòng các nốt trong tất cả các hợp âm, bắt đầu từ các hợp âm trưởng thứ tự nhiên, rồi hợp âm 7 và sau đó là các hợp âm nghịch (còn được gọi là "nhân tạo"). Để làm quen với cách ghi hợp âm cho một bài hát, trước hết các bạn nên bắt đầu bằng các hợp âm trưởng thứ tự nhiên và hợp âm 7. Chỉ dùng các hợp âm này thôi và biết ghi hợp âm theo một vài nguyên tắc là đủ để làm cho bài hát thêm màu sắc. Và nếu các bạn thêm vào tiết tấu đệm cho các hợp âm này thì các bạn đã làm hòa âm căn bản cho bài hát với một nhạc cụ đệm như guitar và piano. Việc ghi hợp âm có những nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc thứ 1: hợp âm thường xuất hiện vào đầu nhịp. Trong nhịp cũng có thể xuất hiện thêm hợp âm khác để thêm màu sắc cho cách đệm. 2. Nguyên tắc thứ 2: trong nhịp có nhiều nốt thuộc hợp âm nào thì nhịp đó sẽ nhận hợp âm này. Tuy nhiên các bạn nên phân biệt nốt nào là nốt chánh của hợp âm và nốt nào là nốt phụ/nốt lướt/nốt hoa mỹ trong nhịp. 3. Nguyên tắc thứ 3: các hợp âm sẽ nối tiếp nhau từ nhịp này sang nhịp khác theo 2 cách: a) theo vòng quảng 4: C => F => Bb => Eb => Ab => Db (C#) => Gb (F#) => Cb (B) => Fb (E) => A => D => G => và quay về C hoặc theo vòng quảng 5 (ngược lại với vòng trên): C => G => D => A => E => B => F# => C# => G# (Ab) => D# (Eb) => A# (Bb) => F => và quay về C b) thay thế nhau: các hợp âm có những nốt giống nhau có thể thay thế nhau. Thí dụ: C và Am (có 2 nốt giống nhau: C, E); C và Em (có 2 nốt giống nhau: E, G); F và Am (có 2 nốt giống nhau: A, C); C và F (có một nốt giống nhau: C), v.v... 4. Nguyên tắc thứ 4: Để việc chuyển hợp âm này sang hợp âm khác nghe "mượt mà", du dương thì giữa các hợp âm này phải có một nốt giống nhau và các nốt còn lại của hợp âm trước được chuyển sang các nốt của hợp âm sau theo 1/2 cung hoặc tối đa 1 cung lên hoặc xuống. Thí dụ: từ G chuyển về Dm: hợp âm G = GBD và hợp âm Dm = DFA - nốt D (trong hợp âm G) sẽ giữ nguyên là nốt D (trong hợp âm Dm) - nốt G (trong hợp âm G) sẽ giảm xuống 1 cung để về nốt F (trong hợp âm Dm) - nốt B (trong hợp âm G) sẽ tăng lên 1 cung để lên nốt A (trong hợp âm Dm) Các Hợp âm thường dùng trong Âm giai 1. Hợp âm trong âm giai trưởng: Các bạn chồng 2 quảng ba tuần tự lên từng nốt trong một âm giai thì sẽ được các hợp âm tự nhiên được sử dụng trong âm giai này. Thí dụ, âm giai C có các hợp âm sau: Quảng ba thứ 2: ...G A B C D E F Quảng ba thứ 1: ...E F G A B C D nốt âm giai:.......... C D E F G A B Tên gọi hợp âm: C Dm Em F G Am B dim Tổng quát hóa: I ii iii IV V vi vii Như vậy trong một bài hát được viết theo âm giai trưởng, các hợp âm được sử dụng gồm có: + 3 hợp âm trưởng: bậc I, IV và V + 3 hợp âm thứ: bậc ii, iii và vi + 1 hợp âm giảm (dim): bậc vii Bằng cách tính này, âm giai D sẽ có các hợp âm sau: D, Em, F#m, G, A, Bm và C#dim và âm giai E sẽ có các hợp âm: E, F#m, G#m, A, B, C#m và D#dim v.v... 2. Hợp âm trong âm giai thứ: Hòa âm cho âm giai thứ thì màu sắc hơn vì có 3 thể âm giai thứ: âm giai thứ tự nhiên, âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa điệu. Âm giai thứ, ngoài các hợp âm giống như âm giai trưởng tương ứng, còn có thêm một số hợp âm do thể giai điệu và hòa điệu mang lại. Thí dụ, âm giai Am tự nhiên gồm các nốt: A B C D E F G sử dụng các hợp âm giống như trong âm giai C là: Am, B dim, C, Dm, Em, F và G; và âm giai Am hòa điệu gồm các nốt: A B C D E F G# có thêm hợp âm E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#; và âm giai Am giai điệu gồm các nốt: A B C D E F# G# có thêm 2 hợp âm: D (gồm 3 nốt D F# A) do có nốt F# và E (gồm 3 nốt E G# B) do có nốt G#. Như vậy, một bài hát được viết theo âm giai thứ sẽ có thể sử dụng được các hợp âm sau: + 5 hợp âm trưởng: bậc III, IV, V, VI và VII + 3 hợp âm thứ: bậc i, iv, v + 1 hợp âm giảm (dim): bậc ii ----------------------------- --------------------- Thực ra vấn đề tìm “gam” cho một bản nhạc là một vấn đề tương đối rộng đấy nếu nói từ cơ bản.Nếu nói nôm na thì nó thế này: một bài hát bao giờ cũng có giai điệu gồm các nốt liên tiếp nhau, khi mà ta đệm đàn cho giai điệu ấy (tức bài hát ấy) thì phải làm thế nào cái tiếng ùm ùm của đàn mình nó hợp với cái nốt của giai điệu bài hát. Mọi người hay dùng từ gam, thực ra k0 chính xác mà phải dùng là hợp âm , cái việc “dò gam” chính là tìm các hợp âm để hòa thanh cho giai điệu. - Chính xác thì gam là gì? - Một gam gồm có 7 nốt nhạc, vd gam Đô trưởng có 7 nốt Đồ Rê Mi Fa Sol La Si Đô. Một bài hát sử dụng gam Đô trưởng chỉ sử dụng 7 nốt nhạc này ở những cao độ khác nhau (Đồ, đô, đố ..) (trừ trừơng hợp thăng giáng bất thường). - Thế hợp âm là gì? - Hợp âm là hợp của nhiều âm (nốt) (ai k0 hiểu tự nhận mình là ngu nhé ). Thường dùng nhất là Hợp-âm-ba, có 3 nốt tạo bởi 2 quãng 3 chông lên nhau (quãng 3 là quãng 3 nốt nhạc. VD: Đồ-(rê)-Mi, Mi-Sol, Fa-La là các quãng 3) - Gam với hợp âm thì liên quan quái gì tới nhau? - Mỗi gam có một hệ thống hợp âm của riêng nó (chính xác là có 7 hợp âm). Bài nào gam Đô Trưởng chỉ sử dụng những hợp âm của gam Đô Trưởng. - Làm thế nào để biết gam này thì có những hợp âm nào? - Quá dễ, lấy 7 nốt nhạc và tạo thành tất cả những hợp-âm-ba có thể. VD Gam Đô Trưởng có các hợp âm sau: Đô-Mi-Son Rê-Fa-La Mi-Son-Si Fa-La-Đô La-Đô-Mi Si-Rê-Fa Để đơn giản thì người ta quy ước tên gọi hợp âm như sau - Tên h/â là tên nốt gốc, trong trường hợp Đô-Mi-Son thì là hợp âm Đô (ký hiệu là C) - Tính chất h/â trưởng hay thứ, tùy thuộc vào cấu tạo. Ở đây, các h/â của chúng ta được xd theo quãng 3, mà có 2 kiểu quãng 3 là q 3 trưởng và q 3 thứ. VD các quãng Đô-Mi, Rê-Fa#, Mi-Son#, Fa-La, Son-Si là 3 trưởng còn Mi-Son, Rê-Fa, La-Đô là 3 thứ (ngay bây h lấy đàn ra tìm hiểu vì sao nhé) Khi đó, nếu h/â có 1 quãng 3 trường ở dưới, 3 thứ ở trên thì là hợp âm trưởng, ngược lại là hợp âm thứ. VD: Đô-Mi-Son thì Đô-Mi là q 3 trưởng, Mi-Son là q3 thứ ,vậy đây là h/â Đô trưởng (kí hiệu C) Son-Si-Rê thì Son-Si là q 3 trưởng, Si-Rê là q 3 thứ, vậy đây là h/â Son trưởng (G) Mi-Son-Si thì Mi-Son là q 3 thứ, Son-Si là 3 trưởng, vậy đây là h/â Mi thứ (Em) La-Đô-Mi thì La-Đô là q 3 thứ, Đô-Mi là q 3 trưởng, vậy là La thứ (Am) Sử dụng những điều trên ta có được 7 hợp âm của gam Đô trưởng là C,Dm,Em,F,G,Am và Bdim (h/â Si giảm, ít khi sd, tạm thời k0 quan tâm tới). Bài nào sử dụng gam C thì chỉ sd 7 h/â trên, nghĩa là với 6 h/â (trừ h/â Bdim) có thể đệm mọi bài hát phổ thông viết trên gam Đô Trưởng. Thế rút cục là đệm thế nào nhỉ? Hì hì có ngay Quy tắc vàng: Hợp âm đệm phải chứa nốt giai điệu (dĩ nhiên là có thể trong 1,2,3… hoặc 1/2,1/3 nhịp sau đó đổi sang hợp âm khác) Thế nghĩa là đoạn nhạc mà giai điệu có các nốt Đô, Mi chẳng hạn thì có thể đệm bằng h/â Đô trưởng (Đô-Mi-Son) hoặc La thứ (La-Đô-Mi). Nếu chỉ có nốt Rê thì có thể đệm bằng h/â Rê thứ (Rê-Fa-La) hoặc Son trưởng (Son-Si-Rê) … Dĩ nhiên nếu có cả 3 nốt của h/â thì khỏi cần phải chọn. Còn nếu có nhiều hơn 3 nốt của một h/â, hay có nốt k0 thuộc h/â thì sẽ phải chọn ra nốt chính/quan trọng (sẽ nói sau) VD 1/Bài Làng Tôi, gam đô trưởng: Làng tôi xanh … Đồ—-Mi–Son– … Quá rõ là phải đệm bằng h/â Đô trưởng © ở đoạn này 2/đoạn khác của bài Làng tôi Nhưng thôi rồi, còn đâu quê nhà … |Đô—-Đô–|Là—-Là–|Si—-Si-Sòn| … (dấu | để chỉ ô nhịp) |C———–|F———–|G————| … 3/Bài Em ơi HN phố, gam La thứ: |Em ơi, H N |phố … |Mi–Mi—-Là-Là-|Fá … |Am—————-|Dm … Ta thấy, ở VD 2, ô nhịp đầu chỉ có 1 nốt Đô, mà h/â F(Fa-La-Đô) cũng chứa nốt Đô Am(La-Đô-Mi) cũng thế, ở ô nhịp 2 thì Dm(D-F-A) hoặc Am(A-C-E) cũng đều chứa nốt A, ô nhịp thì có cả Em(E-G-B) cũng chứa cả G lân B. Vậy nên chọn h/â nào thì phù hợp? Tiêu chuẩn chọn h/â : - ưu tiên h/â chủ, gam C thì h/â C là h/â chủ sẽ xuất hiện nhiều nhất, ngoài ra thì bài gam trưởng sẽ có dùng nhiều h/â trưởng hơn và ngược lại. - ưu tiên phách mạnh của nhịp, thưởng là phách đầu, ví dụ điệu Valse: Chình-Chát-chát thì ưu tiên nốt nào nằm vào phách “Chình” - chú ý số lượng nốt trong ô nhịp, ví dụ ô nhịp |C-D-E-G| thì nốt D có thể bỏ qua và vẫn đệm C bt; hoặc ô nhịp |E-D-D-D| thì cũng có thể bỏ qua cả E là phách mạnh để chơi Dm hoặc G. - chú ý ngữ cảnh, sự cân đối giữa toàn bài, bài buồn thì dùng nhiều hợp âm thứ hơn. Cái này tuỳ bạn cân nhắc! Ở ví dụ 2, chọn C, F và G là do bài hát ở gam Đô trưởng nên ưu tiên dùng các h/â trưởng là F,G; h/â trưởng thể hiện tốt sự trầm hùng. Ngược lại, ở VD 3, ô nhịp đầu thì chỉ có Am chứa cả Mi và Là, nhưng ô nhịp 2 ta phải chọn giữa Dm và F là 2 h/â đều chứa nốt F, ở đây h/â thứ được ưu tiên. Nói như vậy k0 có nghĩa là bạn chỉ có thể chọn 1 trong các hợp âm. Có nhiều cách hòa âm cho một bài hát, chỉ có một điều là có hay hay k0, cách nào hay hơn thôi! VD Em ơi HN phố … mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy … Mì– La — Là–Si–Là–|Si—Là–Si—Là_Si|Đố Cách1: … —–Am——————|Em——————|Am Cách2: … —–F——————–|G——————�� �� �|F Cách3: … —–F——————–|Em——————-|F … Bạn thích cách nào nhất? Chỉ một chút nữa thôi là bạn có thể soạn phần đệm riêng cho mình rồi. Đây là một số điều cơ bản khác. - Gam tương quan là gì? - Có thể bạn nghe đâu đó là gam La thứ và Đô trưởng là 2 gam tương quan với nhau. Thực ra rất đơn giản, 2 gam này đều có 7 nốt nhạc C,D,E,F,G,A; bản nhạc của chúng sử dụng cùng khóa biểu. [1] - Có phải hệ thống 7 hợp âm của gam C cũng chính là 7 hợp âm của gam Am? Chính xác, một điều bất ngờ thú vị ! (Thực ra k0 phải như thế, nhưng tạm thời, cứ tạm coi là như thế) - Vậy có thể nói 1 bài gam C cũng là bài gam Am được k0? - Dĩ nhiên là k0. Bài nào trưởng thường tười vui, bài thứ thường u buồn. Bài Am thưởng kết bằng A, Đô trưởng kết bằng C. Hơn nữa bài dùng gam Đô Trưởng thi sử dụng h/â chủ C và những h/â trưởng (F,G) nhiều hơn và ngược lại. Dĩ nhiên có bài phức tạp có đoạn là C có đoạn là Am, có thể có cả đoạn chuyển hẳn sang gam khác. - Một điều đặc biệt về các bài gam thứ: trong gam thứ thì có 3 h/â thứ (còn lại là 3 h/â trưởng và 1 h/â dim (giảm)) Ví dụ gam La thứ có Am, Dm và Em là h/â thứ (còn có C,F,G là h/â trưởng). Bài hát gam La thứ, thưởng có xu hướng sử dụng E (một chút nữa tôi sẽ nói đến E7) thay vì Em. Hãy chơi đàn thử, chuyển tử Em về Am, rồi từ E về Am, rõ ràng E có sức hút về Am mạnh hơn. Ở đây Mi là nốt thứ 5 trong gam La thứ (chính xác hơn là âm giai La thứ) : Là-si-đô-rê-Mi, được gọi là nốt bậc 5 (dĩ nhiên D là nốt bậc 4, F là bậc 6 .v.v.) Hợp âm bậc 5 có sức hút rất mạnh về hợp âm bậc 1, nhất là h/â trưởng, mạnh hơn nữa có thể dùng hơp âm bảy (sẽ nói sau). Thưởng khi kết thúc bài bao h cũng là một hợp âm bậc 5, sau đó đưa về h/â chủ. VD So sánh Em ơi HN phố, vẫn đoạn cũ … mảnh trăng mồ côi mùa |đông mùa đông năm |ấy … Mì– La — Là–Si–Là–|Si—Là–Si—Là_Si|Đố … —–F——————–|E——————�� �� �|F … —–F——————–|Em——————-|F - Từ đầu đến giờ toàn Đô trưởng với La thứ, chả nhẽ k0 còn gam nào khác à? Muốn tìm gam khác quá dễ, chỉ cần biết cấu tạo của gam: Gam trưởng: 1-1-1/2-1-1-1-1/2 (đơn vị là 1 cung=2 phím trên guitar, nửa cung=1 phím) VD: Đô trưởng … C-D-E-F-G-A-B-C … C-D,D-E,F-G,G-A,A-B cách nhau 1 cung (còn gọi là quãng 2 trưởng), còn E-F,B-C chỉ có 1/2 cung (q 2 thứ). Chơi đàn lên là biết ngay Rê trưởng: D-E-F#-G-A-B-C#-D D-E,E-F#,G-A,A-B,B-C# cách nhau 1 cung, còn E-F#,C#-D cách nhau 1/2 cung. Gam thứ 1-1/2-1-1-1/2-1-1 VD: La thứ A-B-C-D-E-F-G-A A-B,C-D,D-E,F-G,G-A cách nhau 1 cung, B-C,E-F cách nhau 1/2 cung Son thứ G-A-Bb-C-D-Eb-F-G G-A,Bb-C,C-D,Eb-F,F-G cách nhau 1 cung, A-Bb,D-Eb cách nhau 1/2 cung - Thế nào là hợp âm 7? - Hợp âm 7 là hợp âm 4 nốt, gồm có 1 hợp-âm-ba và nốt bậc 7. Hợp-âm-ba trưởng thêm nốt thứ 7 thì là h/â 7 trưởng. H/â 7 trưởng rất hay được sd. H/â-ba thứ thêm nốt 7 là h/â 7 thứ. Đơn giản như đang giỡn thế thôi. VD: H/â E: E-G#-B thêm nốt Rê (là bậc 7 của Mi) là E-G#-B-D sẽ là h/â E7 H/â Am: A-C-E thêm nốt Son (bậc 7 của A) là A-C-E-G là h/â Am7 H/â 7 có sức hút về h/â chủ rất mạnh, mạnh hơn h-â-ba trưởng bình thường, trước khi chuyển về h/â chủ thường hay ưu tiên sử dụng h/â 7 ở bậc 5 (VD G7->C, E7->Am, D7->G…) Ngoài ra có thể thành lập h/â 6, h/â 9 VD C-E-G-D là C9 (nốt D là bậc 9 của C) Các hợp âm này mở rộng bảng màu hòa thanh ra … vô biên, tùy các bác muốn tô hươu vượn gì cũng được sất Với những điều trên, bạn đã có để phối hòa thanh cho tất cả các bài mà bạn thích, nhưng để đạt trình độ xuất chúng đến mức vừa nghe hát vừa đệm theo được một bài mình chưa hề biết hòa thanh thì k0 thể ngày 1 ngày 2 mà là 1 quá trình dài, đòi hỏi bạn phải luyện tập, một đôi tai nhạy cảm âm nhạc sẽ giúp bạn đi nhanh hơn. Sau đây là những điều bạn phải làm để luyện cho mình đôi tai : - Viết ra tất cả các nốt của tất cả các gam khác nhau (âm giai) C,C#,Db,D…; trưởng và thứ (k0 phải học thuộc!!) - Ghép đôi những gam tương quan - Viết ra tất cả các hợp âm của từng gam một, mỗi hợp âm, viết từng nốt của hợp âm, theo mẫu sau: C - F - G | | | Bdim Am - Dm - Em - Tìm bản nhạc của các bài hát bạn yêu thích và đặt hợp âm cho chúng trên bản nhạc, sau đó chơi đàn nghe thử hòa âm của mình và chỉnh sửa. - Dò nốt của các bản nhạc bạn thích nhưng k0 có bản nhạc, đặt hòa âm cho chúng - Với mỗi bản nhạc bạn đã đặt hòa âm, thử chuyển lên, xuống một vài tông, VD Đô trưởng chuyển lên Rê, Mi, Fa trưởng, xuống Si, La trưởng … - Dần dần, bạn sẽ quen với sự chuyển dịch của hòa âm, tiến tới có thể đệm theo một bài mà bạn chưa hề biết hòa âm, trong một vài giọng mà bạn đã thành thạo. (Sưu tầm) Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords) cho guitar, hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm! Do đó trước ghi sử dụng đến cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . 3 vấn đề chính thuộc bàn tay trái là: 1: Tìm chủ âm của bài nhạc 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc 3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc: 1 : Tìm chủ âm của bài nhạc Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am) b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ) Bài tập: a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm (Sol # cọng ½ cung là La ) La trưởng (A). Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì? Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m ) b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm) Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ? ) Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là nốt chủ âm của bài Thí dụ: a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ 2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con, 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau: Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bắng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau: Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G) Qua phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E). Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không la Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì phải biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) . Trong âm giai Am thì các nốt là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re co 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa kho^ng có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E ) Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc chỉ cần nhớ luật 1 – 4 – 5 , đại khái ( nên nhớ là “đại khái” thôi) là: a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng ( cha & 2 trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng) b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong 1 bài nhạc có 1 dấu thăng: a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em) b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B 6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B Ðây là 6 hợp âm căn bản của mỗi bài nhạc mà người mới chơi đàn cần nắm vững. Từ những hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào thành hàng trăm, hàng nghìn hợp âm mà các bạn có thể thấy trong các tập sách nhạc Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là sẽ có 4 nốt ở bậc1-3-5-7) . Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây: Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai ( D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7. Như thế là tạm thời hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm này sẽ là: G – C – D7 – Em – Am –B7 3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc: Biết được 6 hợp âm chính dùng trong bài rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết khi nào thì đổi hợp âm? Có mấy luật căn bản sau đây : 1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm., đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi có thề dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3. 2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm 3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái ( Dm và E7) sẽ theo sau. Mẹ và con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai ( C- F-G7) lúc ấy mới ... có thể lên tiếng ... để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên sau đó thì phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở Am Nếu nắm vững lý thuyết căn bản âm nhạc thì chỉ cần nhìn vào các nốt trong mỗi ô nhịp là cũng biết ngay ô nhịp ấy thuộc hợp âm gì? Trong trường hợp học đệm đàn “cấp tốc” này thì chỉ còn cách là phải “ mò “ như sau : 1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar. Bạn không cần những quyển sách dày cộm mà chỉ cần một trang căn bản, in vài chục hợp âm là đủ 2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm trên cho thật nhuyễn và quen tai 3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất 4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở đầu bài 3 này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung. Nói vắn tắt thì bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản trong 3 bài trên đây là có thể tìm được các hợp âm căn bản và “trị được” khoảng ... 90% những bài nhạc Việt. Copy từ [url]http://hocnhac.net[/url] đọc thêm ở đây : http://hocnhac.net/4rum/showthread.php/5703-Cách-đặt-hợp-âm#ixzz2mQ5F9vdx
Xem thêm Cách tìm hợp âm
Cách đi các vòng hợp âm cơ bản trên cây đàn Guitar CÁC HỢP ÂM TRƯỞNG: C_Dm_Em_F_G7_Am D_Em_F#m_G_A7_Bm E_F#m_G#m_A_B7_C#m F_Gm_Am_Bb_C7_Dm G_Am_Bm_C_D7_Em A_Bm_C#m_D_E7_F#m B_C#m_D#m_E_F#m_G#m ---------- CÁC HỢP ÂM PHỤ: Cm_Eb_Fm_G7_Ab_Bb Dm_F_Gm_A7_Bb_C Em_G_Am_B7_C_D Fm_Ab_Bbm_C7_Db_E Gm_Bb_Cm_D7_Eb_F Am_C_Dm_E7_F_G Bm_D_Em_F#7_G_A CÁC DIỆU NHẠC CƠ BẢN Xem thêm Cách tìm hợp âm
Móc các điêu
1 Điệu Slow Surf: nhịp 4/4
Các kiểu đánh: 1: Bass 321 321 321 Bass 321 321 321...
2: Bass 3 2 3 1 3 2 3 Bass....
3: Bass 3 2 3 1 2 3 2 Bass....
4: Bass Bass 3 2 1 nghỉ 2 Bass ....
5: Bass 3 21 3 21 3 21 3 Bass....
Cách dập: X nghỉ chát X L L X chát X L X chát X L X L chát....
2 Valse chơi theo nhịp 3/4
Phách 1 nặng, phách 2,3 nhẹ.
Bạn có thể gẩy theo đồ hình:
- Bass - (dây3) - (dây2+1) - (dây3) ||
4 Điệu Fox là điệu nhịp 2/4
Cấu trúc Fox là :
[Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3 | [Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3 | [Bass1] - 1,2,3 - [Bass2] - 1,2,3 |
+ Chú thích:
[Bass1] : bass chủ đạo: ví dụ hợp âm Rê thì gẩy nốt Rê trên một trong những nốt đang bấm ở các dây 4 , 5, 6
[Bass2] : nốt Bass khác
1,2,3 : gẩy một lúc 3 dây
5 Điệu Slow Rock